0362.915.913

Phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả 100%

Bạn đang tìm kiếm cách chống thấm cho sân thượng và sàn mái bê tông của bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp xử lý thấm sân thượng và sàn mái bê tông hiệu quả.

Với việc sử dụng phương pháp, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề thấm nước trên sân thượng và sàn mái bê tông, tạo sự nổi bật và cuối cùng giới thiệu những giải pháp hữu ích để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích dưới đây và tìm hiểu cách bạn có thể bảo vệ không gian của mình khỏi sự xâm nhập của nước mưa và thời tiết khắc nghiệt.

Nội dung

NGUYÊN NHÂN THẤM DỘT SÂN THƯỢNG:

Có rất nhiều nguyên nhân gây thấm dột sân thượng, phổ biến nhất có thể kể đến những nguyên nhân sau đây:

  • Đặc thù sân thượng thường xuyên phải tiếp xúc nhiều nguồn nước khác nhau như nước mưa, nước từ hệ thống ống dẫn rồi lại trải qua một mua khô hạn nắng nóng kéo dài, kết cấu hạ tầng sẽ không còn bền chắc
  • Lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng bong tróc mặt sân và tạo điều kiện cho nguồn nước dễ dàng thẩm thấu qua bề mặt bê tông hay xi măng gây nên hiện tượng thấm dột.
  • Do gia chủ chưa thi công chống thấm sàn mái bê tông hoặc sử dụng vật liệu chống thấm không đạt chất lượng.
  • Thiết kế sân thượng không đúng kỹ thuật: không đạt chuẩn độ dốc yêu cầu hoặc không có máng hứng thoát nước, khiến nước ứ đọng lâu ngày và thấm dột xuống sàn.
  • Sử dụng sân thượng để trồng rau thủy canh nhưng không thiết kế hệ thống thoát nước đúng chuẩn khiến nước thẩm thấu qua bề mặt sân hay chưa thi công chống thấm sân thượng để trồng cây để không gây sự cố.
  • Không thi công chống thấm dột ngay từ đầu lúc mới xây nhà để tạo lớp áo giáp bảo vệ cho sân thượng.
  • Sân thượng bị nứt do chất lượng vật liệu cũng như cách thi công xây dựng sai kỹ thuật.

Nếu khách hàng thấy nhà mình đang cần xử lý chống thấm để ngôi nhà luôn bền đẹp như mới, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được sắp xếp lịch trình thi công chống thấm sàn mái bê tông sớm nhất nhé! HOTLINE  0387.12.12.39 – 0387.13.13.39

DẤU HIỆU SÂN THƯỢNG BỊ THẤM NƯỚC:

Một khi không thi công chong tham san mai be tong hoặc không thực hiện chống thấm lại khi công trình đã cũ thì sân thượng nhà bạn sẽ xảy ra tình trạng thấm dột triền miên trong mùa mưa bão sau một thời gian nắng khô hạn. Từ sân thượng đến tường nhà sẽ có những báo hiệu rõ rệt cho những tổn thương và ảnh hưởng đang gặp phải như:

  • Bề mặt sân thượng bị nứt to, nứt chân chim
  • Sàn sân thượng bị nghiêng lún làm gạch bị bung lên, hoặc vỡ
  • Mặt bê tông sủi bong bóng nhỏ khi có mưa
  • Mặt sàn có rong rêu chuyển màu nâu đen
  • Mặt trần dưới sân thương có nước thấm chảy
  • Ố vàng, mốc đen, ẩm thấp có mùi khó chịu
  • Đồng thời tường nhà cũng bị ẩm thấp, thấm nước vào tường.
  • Lâu dần thấy có vết nứt chắn dọc theo góc vuông của tường.
  • Tường thường xuyên bị thấm nước và ẩm mốc sau những cơn mưa.

Khi có một trong số các dấu hiệu trên xảy ra bạn cần thi công ngay đề khắc phục và sử lý sự cố khi còn có thể nhằm tiết kiệm chi phí sửa chữa gấp bội sau này và đảm bảo an toàn cho ngồi nhà và gia đình bạn trong mùa mưa gió sắp đến.

Khi thấy các dấu hiệu trên. Bạn nên nhờ đến thợ chống thấm chuyên nghiệp chuyên môn khảo sát và tìm cách xử lý tránh để các hậu quả nặng hơn xảy ra, không những gây nhiều bất tiện hơn mà tốn bội phần kinh phí của gia đình.

TÁC HẠI KHI SÂN THƯỢNG BỊ THẤM NƯỚC:

  • Sân thượng ngấm nước, ứ đọng dẫn đến bề mặt trần nhà bên dưới bị nứt nẻ chân chim, loang lổ, bong tróc gây nguy hiểm đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình
  • Thẩm mỹ của ngôi nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng với những mảng ố vàng, nứt nẻ, loang lổ, nấm mốc xanh đỏ
  • Không khí không còn trong lành, mùi nấm mốc, bí bách, ẩm mốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp.
  • Nếu không thực hiện chống thấm sân thượng thì khi thấm nước cấu trúc công trình bị ảnh hưởng gián tiếp, xuống cấp nhanh chóng, nhà mới xây sẽ nhanh chóng trở nên cũ kĩ.
  • Nếu không chống thấm sàn mái bê tông thì chi phí sửa chữa lên gấp 2 đến 3 lần so với mức thông thường.
  • Các ảnh hưởng khác liên quan đến đường dây điện ẩn sâu bên trong tưởng, gây chập mạch dẫn đến cháy nổ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Ngôi nhà xuống cấp do thấm, kết cấu sắt rỉ sét do tiết xúc với nước, sân thượng xuống cấp,
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, thấm nặng gây ra nước có thể nhỏ giọt ngay trên đầu, nước có thể chảy xuống sàn nhà gây trơn trượt.
  • Sống trong nhà mà như ở nơi ổ chuột, ẩm thấp, ướt ác, thấm dột khắp nơi làm sao mà sống.
  • Mất giá trị mặt kinh tế ngôi nhà, giả xử nếu bạn muốn bán ngôi nhà đó đi thì có được giá cao như khi ngôi nhà bạn đẹp chất lượng tuyệt hảo không.

LỢI ÍCH KHI THI CÔNG CHỐNG THẤM NGAY TỪ LÚC MỚI XÂY:

Với đặc thù và tính chịu đựng mà sân thượng phải gánh chịu mỗi ngày thì việc trang bị một hệ thống chống thấm chất lượng là điều tối cần thiết phải có. Vì nó giúp:

Đảm bảo tuổi thọ công trình lâu dài:

Lớp chống thấm chất lượng sẽ giúp ngăn nước thấm qua kết cấu bê tông, ngăn chặn sự ăn mòn và tác động tiêu cực của nước đến kết cấu của sân thượng nói riêng và cả ngôi nhà nói chung.

Giúp sân thượng hạn chế sự có ngót, nứt mục, sụp lún, rò rỉ nước xuống trần – tường của ngôi nhà. Giúp nâng cao tuổi thọ của sân thượng và của cả ngôi nhà dưới sự tác động tiêu cực liên tục của thời tiết.

Giảm thiểu chi phí: 

Sân thượng không được chống thấm hiệu quả ngay từ ban đầu, nhiều hư hỏng như nứt bể, sụp lún, thấm dột sâu vào các bộ phận bên trong ngôi nhà. Gây tổn hại trầm trọng đến chất lượng công trình.

Chính vì vậy chống thấm đúng lúc, đúng thời điểm sẽ giúp sân thượng ngăn chặn được nhiều hư hỏng tổn hại sâu hơn. Giúp tiết kiệm được một khoảng chi phí lớn cho việc sửa chữa công phu sau này.

Đảm bảo thẩm mỹ công trình:

Khi công trình bị thấm dột trầm trọng sẽ gây ra nhiều sự bong tróc, nứt bể… khiến cho bề mặt công trình xấu xí và xơ xác.

Vì vậy một hệ thống chống thấm được xem như một tấm áo choàng bảo vệ cho cái nóc của ngôi nhà nói riêng và cho cả ngôi nhà nói chung luôn tồn tại dưới vẻ đẹp hài hòa và mạnh mẽ.

Hãy là người chủ nhà thông mình, biết mái ấm thân yêu của mình cần gì và cần ngay lúc nào. Thương yêu, chăm sóc đúng cách cho mái ấm có nghĩa là bạn đang tự chăm sóc cho chính cuộc sống tiện nghi của bạn!

LƯU Ý KHI THI CÔNG CHỐNG THẤM:

Quá trình chống thấm sân thượng cần phải lưu ý đến nhiều vấn đề để cho sân thượng được đảm bảo độ bền và độ kết dính, đặc chắc cao nhất sau khi chống thấm.

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi thi công chống thấm cho sân thượng, thợ thi công cần nắm rõ:

  • Thợ thi công trước khi chống thấm cho sân thượng cần theo dõi dự báo thời tiết. Hoặc lựa chọn thời gian tốt nhất để chống thấm để tránh việc vừa chống thấm xong lại bị nước mưa tấn công, làm giảm đi chất lượng chống thấm nước của công trình.
  • Chuẩn bị một bề mặt hoàn hảo trước khi chống thấm để tăng độ kết dính cho vật liệu và hạn chế các vết lồi lõm, làm sướt, tạo điểm yếu cho nước len lõi vào lớp chống thấm.
  • Để đảm bảo được các yếu tố cần và đủ cho một hệ thống chống thấm chất lượng. Chọn một đơn vị thi công chống thấm sân thượng chuyên nghiệp và uy tín là điều đầu tiên bạn nên chọn đúng. Chỉ khi đơn vị bạn chọn đúng thì tất cả những yếu tố còn lại từ khâu chuẩn bị bề mặt, tìm kiếm phương pháp chống thấm, phồi hợp các vật liệu đến khâu thi công mới cam kết mang lại một hệ thống chống thấm hoàn hảo.
  • Với tất cả những điều cần thiết cho một hệ thống chống thấm, tất cả sẽ được tư vấn và thực hiện chuẩn xác từ đơn vị thi công.

CHUẨN BỊ BỀ MẶT SÂN THƯỢNG CẦN CHỐNG THẤM ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO:

Dù là sử dụng phương pháp chong tham san mai be tong nào cùng bất kể vật liệu nào thì một bề mặt chống thấm hoàn hảo cần chuẩn bị phải luôn đảm bảo đạt được, cụ thể cần chuẩn bị bể mặt sân thượng để chống thấm như sau:

  • Băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
  • Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1- 2cm, sâu 2cm.
  • Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ…sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
  • Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm.
  • Lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
  • Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót.
  • Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.

Bề mặt chống thấm này cần được chuẩn bị và áp dụng trong việc chống thấm sân thượng với bất kì phương pháp chong tham san thuong được sử dụng nào sau đây:

HƯỚNG DẪN CÁCH CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG – SÀN MÁI BÊ TÔNG MỚI XÂY, CŨ:

Các phương pháp thi công chống thấm thấm nước cho sàn mái, sân thượng mới, cũ, sân thượng bị nứt…Tương ứng những vật liệu chống thấm dột cho sân thượng được ứng dụng phổ biến trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu 12 phương pháp sau là gì nhé!

1. Cách chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng:

Bước 1: Quét lớp tạo dính (linh cốt):

    • Dùng lăn sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng.
    • Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công bước này cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
    • Sau khi lớp tạo dính lót khô, tiến hành dán màng chống thấm.

Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum màng khò:

  • Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoặc khò phải được úp xuống dưới.
  • Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
  • Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đầu khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với màng dán nguội – Màng tự dính).

Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều đảm bảo triển khai biện pháp thi công chống thấm sàn mái chuẩn xác và hoàn hảo: lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao.

  • Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
  • Tại vị trí chồng mí dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công xiết mạnh để làm kín phần tiếp giáp, mang lại hiệu quả cao trong quy trình chống thấm.
  • Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.

2. Cách chống thấm sân thượng bằng sika latex. 

Bước 1: Thi công lớp sơn lót lên bề mặt sân thượng:

  • Nên sử dụng lớp sơn lót thuộc nhãn hiệu Sika và được pha với 20 – 50% nước.
  • Nếu bề mặt sân thượng bị hút nước thì ta phải dùng nước sạch để làm ẩm bề mặt trước. Nhiệm vụ chính của quá trình này là cung cấp khả năng chống thấm ngược, đảm bảo cho lớp sơn phủ không bị bong, tróc.
  • Sử dụng cọ hoặc súng phun để sơn lên bề mặt sân thượng với mật độ khoảng 0.2 – 0.3 kg/m2.

Bước 2: Thi công sơn chống thấm:

  • Chờ cho đến khi lớp sơn lót khô hoàn toàn (khoảng 2 – 4h tùy nhiệt độ).
  • Tiến hành thi công sơn Sikaproof Membrane lần thứ nhất với mật độ khoảng 0.6 kg/m2 và không pha loãng.
  • Sau 2h ta sẽ tiến hành thi công lớp sơn Sikaproof Membrane lần 2. Ngoài ra, để bề mặt sàn mang lại hiệu quả như mong muốn thì ta nên thi công lớp sơn Sikaproof Membrane lần 3.
  • Sau khi lớp sơn Sikaproof Membrane khô thì ta sẽ thi công thêm lớp vữa chống thấm Sika Latex.
  • Sử dụng phương pháp xoa nền để xoa phẳng toàn bộ bề mặt sân thượng.

Cách này yêu cầu tỉ mỉ và cẩn thận trong từng công đoạn, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, chuẩn xác nhất cho công trình.

3. Cách chống thấm sàn mái bê tông, sân thượng bằng Kova:

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Máy móc thiết bị, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thi công chống thấm mái: bay, rulo, dụng cụ khuấy trộn, súng phun áp lực (nếu có).
  • Chất chống thấm sàn mái bê tông: CT-11A plus SàXi măng.

 Chuẩn bị bề mặt sàn sân thượng:

Sàn mái sân thượng, ban công, seno là những khu vực ngoài trời tiếp xúc nhiều với nước mưa hay bồn cây được tưới nước nên sẽ dễ dàng bị thấm.

Việc vệ sinh trước khi thi công chống thấm là điều cần thiết nhằm giúp gia tăng hiệu quả thi công tối đa.

  • Sử dụng khoan, dụng cụ đục lớp vữa cũ bám trên nền để mài phẳng bề mặt.
  • Vệ sinh sạch sẽ rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ bám kém trên bề mặt.
  • Dọn vệ sinh, rửa sạch và để khô (làm khô) bề mặt.
  • Xử lý các khe nứt lớn bằng chất chống thấm co giãn CT-14 của KOVA
  • Đối với các sàn mới cần để tối thiểu ít nhất 21 ngày để ổn định kết cấu.
  • Nếu bề mặt sàn khô hoặc nóng quá, cần làm ẩm trước khi thi công chống thấm.

Các bước tiến hành xử lý sân thượng bị thấm bằng CT-11A Sàn:

  • Phủ 2 – 3 lớp chống thấm CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6 – 8 giờ.
  • Để lớp cuối khô cứng khoảng 3-4 ngày.
  • Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ lớp sơn chống nóng cho sàn mái CN-05.

Lớp sơn chống nóng sàn CN-05 dai cứng, chịu ẩm ướt, chịu tia UV, đặc biệt có khả năng cách nhiệt cực tốt, giúp giảm đáng kể nhiệt độ cho phòng tầng dưới. Đồng thời cũng tạo phẳng cho sàn mái nếu không lót gạch.

Đây là cách chống thấm dễ sử dụng, thi công nhanh, chi phí chống thấm sàn mái bê tông thấp không cần yêu cầu phải có tay nghề cao. Tất cả mọi người đều có thể thi công.

4. Cách chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy:

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt sân thượng:

Việc đầu tiên bạn cần làm là lột bỏ toàn bộ lớp gạch và đồng thời dùng máy chà, bàn chải sắt để xử lí bề mặt sân thượng. Tiếp đến, tiến hành hút sạch những vết bụi, vết bẩn bằng máy hút bụi, rẻ lau, cây lau nhà…để bề mặt sân thượng thật sạch sẽ, vệ sinh.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót lên bề mặt sân thượng:

Sử dụng lớp sơn lót thuộc nhãn hiệu Sika và được pha với 20 – 50% nước để chống thấm sân thượng. Đồng thời, sử dụng cọ hoặc súng phun để sơn lên bề mặt sân thượng với độ mật độ khoảng 0.2 – 0.3 kg/m2.

Bên cạnh đó, nếu bề mặt sân thượng bị hút nước thì ta phải dùng nước sạch để làm ẩm bề mặt trước. Nhiệm vụ chính của quá trình này là cung cấp khả năng chống thấm ngược, đảm bảo cho lớp sơn phủ không bị bong, tróc vẩy.

Bước 3: Khi lớp sơn lót khô hoàn toàn thì ta tiến hành quét sơn Sikaproof Membrane không pha loãng lần thứ nhất với mật độ tầm 0.6 kg/m2.

Bước 4: Sau 2h thì ta sẽ tiến hành thi công lớp sơn Sikaproof Membrane lần 2. Để đảm bảo hiệu quả như mong muốn thì ta nên thi công quét lớp sơn Sikaproof Membrane lần 3.

Bước 5:  Khi lớp sơn Sikaproof Membrane khô thì ta sẽ thi công thêm lớp vữa chống thấm Sika Latex.

Bước 6: Sử dụng phương pháp xoa nền để xoa phẳng toàn bộ bề mặt sân thượng.

5. Cách chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông bằng keo:

Quy trình thực hiện:

  • Đục bỏ lớp vữa trên nền sân thượng. Vệ sinh sạch sẽ rong rêu, bụi bẩn…Phải đảm bảo bề mặt sạch, khô ráo.
  • Nếu bề mặt sân thượng có vết nứt thì cần dùng keo dán gạch hoăc vữa chống thấm để trét vào các vết nứt.
  • Dùng chổi cọ cứng quét keo chống thấm lên bề mặt sàn.
  • Sau khi lớp keo chống thấm đã khô hoàn toàn thì bắt đầu tiến hành cán 1 lớp vữa mới lên trên, hoặc ốp lát lại.
  • Đảm bảo keo khô hoàn toàn và cho một bề mặt sạch sẽ không bị bám tạp chất khác trước khi bàn giao.

Đây là cách dễ sử dụng và thi công nhanh nhất.

6. Cách chống thấm sân thượng đã cũ bằng cách lát gạch:

Thường sử dụng là gạch tráng men hay gạch bông – những loại có khả năng chống thấm nước cao, thậm chí là ít bám bụi bẩn.

Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả chống thấm thì người ta thường điều chỉnh cho sân thượng có độ dốc nhất định để giúp thoát nước khi gặp trời mưa nhanh chóng.

Kết hợp lắp hệ thống thoát nước theo tính toán chuẩn để đảm bảo nước không bị ứ đọng, tích tụ do mưa lớn. Chỉ cần chọn được loại gạch chống thấm có chất lượng tốt là ngôi nhà bạn sẽ được an toàn, chống thấm.

Quy trình chống thấm sân thượng bằng cách lát gạch:

  1. Chuẩn bị bề mặt: Đầu tiên, làm sạch và chuẩn bị bề mặt sân thượng. Loại bỏ mọi vật liệu cũ, bụi bẩn, và vết nứt. Đảm bảo bề mặt sạch và mịn trước khi tiến hành lát gạch.
  2. Xác định hệ thống chống thấm: Xác định phương pháp chống thấm phù hợp cho sân thượng của bạn. Có nhiều phương pháp chống thấm khác nhau, bao gồm sử dụng màng chống thấm, lớp chống thấm sơn hoặc hệ thống chống thấm thông qua lớp kín gạch.
  3. Lát gạch chống thấm: Lát gạch lên bề mặt sân thượng theo phương pháp chống thấm đã chọn. Đảm bảo chọn gạch chống thấm hoặc sử dụng chất kết dính chống thấm phù hợp để đảm bảo tính chống thấm của lớp gạch.
  4. Đảm bảo các mối nối chặt chẽ: Đặc biệt quan tâm đến việc lát khe giữa các viên gạch. Sử dụng vữa chống thấm để lót khe giữa các viên gạch, đảm bảo tạo ra các mối nối chặt chẽ và không để nước thấm qua.
  5. Kiểm tra tính chống thấm: Sau khi hoàn thành việc lát gạch, tiến hành kiểm tra tính chống thấm bằng cách thử nghiệm với nước hoặc dùng công cụ đo đạc chuyên dụng. Đảm bảo rằng không có nước thấm qua bề mặt gạch và hệ thống chống thấm là hiệu quả.
  6. Bảo trì và kiểm tra định kỳ: Để đảm bảo tính chống thấm của sân thượng, hãy thực hiện bảo trì định kỳ và kiểm tra tình trạng chống thấm. Điều này bao gồm làm sạch bề mặt, kiểm tra các vết nứt và khe hở, và thực hiện các biện pháp sửa chữa khi cần thiết.

Lưu ý rằng quá trình chống thấm sân thượng bằng cách lát gạch toàn bộ có thể phức tạp và yêu cầu kỹ thuật chính xác. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy tìm đến các chuyên gia hoặc nhà thầu chuyên về chống thấm và lát gạch để được tư vấn và thực hiện công việc.

7. Cách chống thấm sân thượng bằng nhựa đường:

Nhựa đường có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên, tồn tại dưới dạng lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen…có tính chịu nhiệt và kháng nước cao.

Khi tiến hành chống thấm bằng nhựa đường cần tuân theo nguyên tắc các bước:

  • Vệ sinh bề mặt chống thấm. Chú ý dùng các búi sắt, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh bề mặt cần chống thấm.
  • Nên thực hiện chống thấm cách này vào trưa nắng gắt sẽ có hiệu quả cao hơn.
  • Bên cạnh đó, phải phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét dầu hắc.
  • Nấu sôi nhựa đường và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn (có pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để thẩm thấu vào bề mặt bê tông.

Hiện nay cách chống mái nhà bê tông này thường được sử dụng chống thấm tại nhà.

8. Cách chống thấm sân thượng đã cũ bằng xi măng:

Kết cấu tường và sàn được cấu tạo chủ yếu từ xi măng, hồ vữa, bản chất là các muối vô cơ ở dạng rắn.

Nếu muốn vật liệu khác liên kết tốt với các hợp chất vô cơ này thì cần có đầu gắn kết có bản chất tương tự xi măng.

Chống thấm được thiết kế ở dạng dung dịch lỏng, có thể phản ứng đóng rắn với các chất trong xi măng để tạo thành màng rắn, và một đầu gắn chặt vào bề mặt xi măng nhờ tính tương đồng, đầu kỵ nước nằm ở ngoài ngăn chặn nước, do đó nước không thể bám và len lỏi vào các bề mặt tường, ngăn chặn sự thấm xảy ra.

Bước 1: Bão hòa nước và bo góc chân tường:

  • Bão hoà nước là việc cần làm trước khi thi công quét sản phẩm gốc xi măng, nó giúp sàn bê tông không bị háo nước, không ảnh hưởng đến khả năng thấm sâu vào thân bê tông.
  • Tiến hành bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng và Sika latex/latex TH và quét lớp chống thấm mỏng.
  • Dán lưới thuỷ tinh bo góc với bề rộng từ 10cm đến 15cm.

Bước 2: Thi công chống thấm sân thượng:

Thông thường, chúng ta nên thi công từ 2 đến 3 lớp chống thấm để đảm bảo bề mặt được phủ kín.

  • Tiến hành thi công lớp chống thấm từ trên xuống dưới theo chiều vuông góc.
  • Đợi lớp trước khô (khoảng 2 đến 24 giờ) mới tiến hành quét lớp sau. Độ dày mỗi lớp là 1mm với liều lượng từ 1kg đến 2kg.
  • Nên chia cho nhiều người cùng thi công để bề mặt được đông cứng cùng lúc.
  • Khi sơn hoàn thiện, nên phủ lớp vữa bảo vệ gồm xi măng và cát lên bề mặt chống thấm.

9. Cách chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông bằng bạt chống thấm:

  • Chuẩn bị bề mặt: Lột bỏ toàn bộ gạch và làm sạch bằng các dụng cụ như máy chà, bàn chải sắt. Sau đó vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt.
  • Phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét dầu hắc.
  • Tiến hành nấu sôi dầu hắc (nhựa đường) và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn hoặc chổi quét (có pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để thẩm thấu vào bề mặt bê tông (thực hiện việc này vào thời tiết nắng ráo khô).
  • Sau 2 ngày phơi nắng phủ bạt và tưới nước trên bạt hai lần/ ngày với hai chu kỳ như vậy.
  • Phủ bạt chống thấm HDPE tại độ dốc khoét lỗ ống thóa nước và tiến hành phủ vữa lót gạch lên trên
  • Khoan các lỗ thông hơi trên trần lắp 1 ống chữ L (cách đáy khoan 2cm) tránh nước mưa vào. Việc làm này giúp việc hơi nước từ phía dưới trần nhà bốc lên gặp các lớp cách cản của nhựa đường và bạt thì sẽ đọng lại ở các lỗ khoan, tránh việc thấm ngược từ trong.

10. Cách chống thấm sân thượng bằng cách lợp mái polycarbonate:

  • Tấm lợp Polycarbonate còn được gọi là tấm lợp lấy sáng, tấm lợp thông minh. Có thành phần chính là nhựa Poly tổng hợp, có khả năng chịu va đập cực tốt và chống thấm nước hiệu quả.
  • Khi lợp mái che để chong tham san mai be tong, sân thượng bằng tấm lợp này thì sẽ hạn chế được các tác nhân xấu từ thời tiết tác động trực tiếp vào bề mặt sân thượng, từ đó sẽ hạn chế việc thấm dột do mưa và nước từ việc trồng cây trên sân thượng.
  • Tấm lợp thông minh có đặc điểm trong suốt, có thể truyền sáng tốt, chúng ta có thể tận dụng đặc điểm này để dùng sân thượng làm phòng khách mở, phơi đồ, sân vườn…mà không lo sợ bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào.

11. Cách chống thấm sân thượng, sàn mái bằng Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107:

Vật liệu:

Với đặc tính của hai vật liệu chống thấm này kết hợp lại sẽ mang đến một hệ thống chống thấm bền chắc và chất lượng, bởi vì:

Water Seal DPC:
  • Là dung dịch chống thấm dạng thẩm thấu vào vật liệu, hình thành bởi dung dịch biến tính, nước và một số phụ gia.
  • Được cấu tạo từ một loạt các hợp chất độc quyền khác.
Sikatop Seal 107:
  • Còn Sikatop Seal 107 là loại vữa gốc xi măng polyme cải tiến, có 2 thành phần.
  • Có độ sệt như hồ dầu, được dùng để chống thấm cho toàn bộ kết cấu ngôi nhà.
  • Chống thấm tốt và hiệu quả cho công tác sửa chữa bảo vệ chống sương giá và các tác nhân khử băng.

Quy trình chống thấm sàn mái, sân thượng bằng Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần:

Tiến hành xử lý sân thượng bằng vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 và  Water Seal DPC cụ thể như sau:

  • Cần làm kín bề mặt nứt vỡ bằng cách quét một lớp vữa mỏng lên bề mặt (Với vết nứt quá lớn thì cần đục thành chữ V và lấp đầy bằng vữa rót tự chảy Sika Grout hoặc AC Grout).
  • Tiếp tục pha trộn vữa Sikatop Seal 107, quét thành 2 lớp lên bền mặt sân thượng, mỗi lần quét cách nhau 2 giờ.
  • Nếu thế Sikatop Seal 107 bằng Sika Latex chúng ta trộn theo tỷ lệ: 1 lít Sika Latex + 1 lít nước sạch + 4 Kg xi măng trộn đều với nhau sau đó cũng quét 2 lớp lên bề mặt bê tông, đợi lớp đầu tiên khô sau đó mới quét lớp thứ 2, mỗi lớp cách nhau từ 1 – 2 giờ đồng hồ.
  • Đợi khoảng 3 – 4 giờ khi lớp vữa chống thấm khô, sử dụng dung dịch Water Seal phun 2 lớp lên toàn bộ bề mặt sàn sân thượng và vách chân tường (lên cao 15-20cm), mỗi lớp cách nhau 3- 4 phút.
  • Phun dung dịch Water Seal đòi hỏi phải đều tay và ướt kín bề mặt sàn.
  • Tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong 24 giờ và nghiệm thu sau khi lớp dung dịch Water Seal DPC đã khô (khoảng 12h).

12. Cách chống thấm sân thượng bằng Maxbond:

Quy trình xử lý thấm nước sân thượng bằng Maxbond:

Bước 1: Đục bỏ lớp vữa và vệ sinh bề mặt:

Sử dụng công cụ phù hợp để đục bỏ lớp vữa cũ trên bề mặt sân thượng.

Sau đó, làm sạch bề mặt sân thượng để loại bỏ bụi và chất bẩn. Đảm bảo bề mặt cần thi công là sạch và khô ráo trước khi tiến hành chống thấm.

Bước 2: Trám các vết nứt:

Kiểm tra và trám các vết nứt trên bề mặt sân thượng bằng vữa chống thấm hoặc keo đàn hồi BS8620.

Đảm bảo vết nứt được bắt kín để ngăn nước thấm qua.

Bước 3: Quét lăn chống thấm lần 1 và lần 2:

Sử dụng chổi cọ cứng để quét lăn đều lớp chống thấm Maxbond lần 1 lên bề mặt sân thượng.

Đợi lớp chống thấm khô, sau đó tiến hành quét lăn lớp chống thấm Maxbond lần 2. Đảm bảo phủ đều và liền mạch trên toàn bộ diện tích cần chống thấm.

Bước 4: Đợi chống thấm khô:

Chờ đến khi lớp chống thấm Maxbond hoàn toàn khô. Thời gian khô có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường, nhiệt độ và độ ẩm.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo thời gian chờ đủ để lớp chống thấm khô hoàn toàn trước khi tiếp tục công việc tiếp theo.

Bước 5: Cán hồ tạo dốc và lát gạch:

Sau khi lớp chống thấm Maxbond đã khô, tiến hành cán hồ để tạo dốc cho sân thượng.

Sau đó, lát gạch trên bề mặt đã được chống thấm để hoàn thiện công việc. Sử dụng các loại gạch có khả năng chống thấm cao như gạch đá, gạch tráng men chống trơn để đảm bảo tính chống thấm cho sân thượng.

Lưu ý rằng việc chống thấm sân thượng bằng Maxbond cần tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất và tài liệu tham khảo của bạn.

13. Cách chống thấm sân thượng bằng keo kháng nước INTOC-04:

Quy trình chống thấm sân thượng bằng keo kháng nước INTOC-04, dựa trên tài liệu bạn đã cung cấp:

  1. Chuẩn bị bề mặt: Đục bỏ lớp vữa cũ và vệ sinh bề mặt sân thượng để đảm bảo sạch và khô ráo.
  2. Trám vết nứt: Trám các vết nứt bằng keo đàn hồi INTOC-04 hoặc vữa chống thấm. Đặc biệt, đục rộng miệng hình chữ V dọc theo các vết nứt lớn và vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông.
  3. Pha trộn keo kháng nước INTOC-04: Pha trộn hỗn hợp hồ dầu chống thấm INTOC-04 theo tỷ lệ 01kg INTOC-04 + 03kg nước + xi măng vừa đủ. (khoảng 08 kg xi măng).
  4. Thi công chống thấm: Trét keo kháng nước INTOC-04 vào các nơi tiếp giáp giữa ống nước và sàn bê tông, cũng như các vết nứt đã được đục chữ V. Sau đó, tô một lớp mỏng keo kháng nước lên bề mặt bê tông và tô phủ lớp hồ dầu INTOC-04 hơi đặc dày. Tiếp theo, tô lớp vữa bảo vệ lên trên.
  5. Tạo nhám và cuốn chiếu: Nhẹ nhàng tạo nhám bề mặt vữa để tạo kết nối tốt cho công tác tiếp theo. Thi công theo dạng cuốn chiếu để tránh giẫm đạp lên bề mặt còn ướt.
  6. Chống thấm chân tường: Trước khi chống thấm sàn, hãy chống thấm chân các vách tường cao ít nhất 20cm. Đối với tường gạch, trước khi tô keo kháng nước, hãy tô lớp vữa mỏng lên chân tường gạch.
  7. Hoàn thiện và bảo dưỡng: Sau 5-7 ngày, cán lớp hoàn thiện lên bề mặt và bảo dưỡng bằng nước liên tục 2 lần/ngày trong vòng 24 giờ sau khi hoàn thiện.

Lưu ý: Chỉ nên thi công chống thấm sau khi hoàn tất công việc lắp đặt ống nước, hộp gen, vách ngăn và tô vữa. Đồng thời, tuân thủ định mức 1kg INTOC-04 cho khoảng 2m2.

14. Cách chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông bằng xi măng:

Quy trình xử lý sân thượng bị thấm bằng xi măng, dựa trên tài liệu bạn đã cung cấp:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ:

  • Mua xi măng trắng hoặc đen.
  • Chuẩn bị cây lăn sơn, chổi và bàn để trộn xi măng.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt sàn:

  • Vệ sinh sạch sẽ mặt sàn để đảm bảo không có bụi, dầu mỡ và các chất cản trở khác trên bề mặt.

Bước 3: Pha trộn xi măng:

  • Pha xi măng với nước theo tỷ lệ thích hợp để tạo thành hỗn hợp có độ liên kết và sánh mịn. Chia nhỏ thành các phần để trộn dễ dàng hơn.

Bước 4: Quét xi măng lên bề mặt:

  • Sử dụng cây lăn sơn để quét lớp xi măng lên bề mặt sân thượng. Chia làm 2 lớp để quét, đợi khoảng 10 phút cho lớp đầu khô tự nhiên trước khi quét lớp tiếp theo.

Bước 5: Che chắn bề mặt:

  • Sử dụng bao, lưới, hoặc bạt để che chắn bề mặt xi măng trong quá trình đợi khô. Điều này giúp bảo vệ bề mặt khỏi các yếu tố bên ngoài và tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình khô.

Lưu ý: Phương pháp này thích hợp cho sân thượng chưa bị thấm nặng và là phương án tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nếu sân thượng có vấn đề thấm nặng hoặc phức tạp hơn, có thể cần xem xét các phương pháp chống thấm khác và tìm sự tư vấn từ chuyên gia

XỬ LÝ CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG THEO 2 KIỂU:

Cách chống thấm sân thượng mặt bê tông:

  1. Áp dụng lớp chống thấm: Sử dụng màng chống thấm hoặc sơn chống thấm để bọc lớp bê tông sân thượng, ngăn nước thấm qua.
  2. Sửa chữa các vết nứt: Kiểm tra và sửa chữa các vết nứt trên bề mặt bê tông bằng cách sử dụng keo chống thấm hoặc vật liệu tương tự.
  3. Bảo trì định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ và sửa chữa các vết nứt mới để đảm bảo tính chống thấm của sân thượng.
  4. Xây dựng hệ thống thoát nước: Lắp đặt hệ thống thoát nước hiệu quả để ngăn nước mưa hoặc nước dội vào sân thượng.
  5. Tư vấn chuyên gia: Nếu cần, tìm đến các chuyên gia hoặc nhà thầu chuyên về chống thấm để được tư vấn và thực hiện công việc chống thấm cho sân thượng mặt bê tông.

Lưu ý rằng việc chống thấm sân thượng mặt bê tông có thể đòi hỏi các phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình.

Cách chống thấm sân thượng đã lát gạch:

Sân thượng thường là nơi để tụ họp, vui chơi, phơi quần áo hoặc có thể là để trồng cây. Việc thực hiện lát gạch cho sân thượng để tăng tính thẩm mỹ và chống nóng tốt cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khả năng chống thấm kém, vì thế cần thực hiện chống thấm theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho bề mặt sân thượng đã lát gạch cần chống thấm.

  • Sử dụng máy mài chuyên dùng để làm cho bề mặt cần chống thấm được bằng phẳng, thực hiện mài từ 1 – 2mm.
  • Sau đó, dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt. Không sử dụng nước để rửa sạch.
  • Xử lý các vết nứt bằng cách dùng vữa chuyên dụng trám lại các vết nứt, rỗ và lỗ hỏng, những mãng bong tróc…
  • Thực hiện kiểm tra sơ bộ toàn bộ bề mặt sân thượng một lần nữa xem đã đạt yêu cầu chưa. Tiếp theo là thực hiện chống thấm.

Lưu ý: Chuẩn bị bề mặt chống thấm tốt, đảm bảo sạch sẽ thì hiệu quả chống thấm càng cao.

Bước 2: Tiến hành chống thấm sân thượng đã lát gạch.

  • Vật liệu chống thấm: Có thể là epoxy, sơn chống thấm, dung dịch thẩm thấu gốc bitum. Các phương pháp này vừa có giá hợp lý, hiệu quả tốt, không phải đục gạch lên để thực hiện.
  • Thực hiện thi công chống thấm theo quy trình mà mỗi vật liệu chống thấm in trên bao bì. Bạn có thể tham khảo các cách chống thấm này ở phần cách chống thấm sàn mái bê tông, sân thượng trên.
  • Không thực hiện khi trời mưa, gió mạnh, thời tiết quá nóng. Nên thực hiện khi trời mát mẻ.
  • Nên thực hiện thi công từ 2 đến 3 lợp sơn để có được hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Bước 3: Nghiệm thu công trình chống thấm.

Công đoạn này rất quan trọng, nhằm xác định hiệu quả chống thấm có đạt yêu cầu hay không. Nếu không đạt cần thực hiện thì cần khắc phục ngay tránh gây mất thời gian và công sức.

  • Thực hiện nghiệm thu sau 24h tiến hành thi công.
  • Nghiệm thu: Dùng máy bơm nước bơm trực tiếp vào sàn mái, sân thượng và tiến hành ngâm nó trong khoảng 24h để kiểm tra xem có chống thấm tốt không.
  • Công trình chống thấm tốt khi sau 24h không có hiện tượng thấm nước nào xuống trần nhà bên dưới.

Xem thêm các phương pháp chống thấm sân thượng đã lát gạch khác.

CÁCH CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG BỊ NỨT:

Một trong những nguyên nhân khiến cho sân thượng cũ bị thấm dột là sự cố rạn, nứt nền bê tông sau một thời gian sử dụng.

Những vết nứt là nguyên nhân gây dột dễ nhận thấy nhất và cũng gây thấm dột rò rỉ nước xuống trần nhà nhiều nhất vào mùa mưa.

Vậy, có những cách chống thấm sàn mái bê tông bị nứt nào hiệu quả?

    1. Xử lý vết nứt bằng keo epoxy tiêm vào vết nứt.
    2. Những vết nứt nhỏ có thể dùng xi măng và sika latex để xử lý.
    3. Dùng sika chống thấm.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn các xử lý vết nứt sân thượng nhé!

1. Cách chống thấm sân thượng bị nứt bằng cách tiêm keo Epoxy:

Tiêm keo epoxy là phương pháp xử lý vết nứt sân thượng được sử dụng phổ biến và dễ thi công.

Keo epoxy được ứng dụng để xử lý các vết nứt hẹp và sâu trên sân thượng. Keo epoxy sẽ được đưa vào phủ đầy các vết nứt bằng áp lực, phương pháp này có thể chịu được thời tiết ẩm nóng nhưng chú ý không nên áp dụng cho các vết nứt có nước đang rò rỉ chưa khô.

Quy trình xử lý sân thượng bị nứt bằng keo epoxy:

Bước 1: Xử lý và làm sạch bề mặt vết nứt.

  • Làm sạch vết nứt: Sử dụng vòi xịt cao áp để loại bỏ bụi bẩn, cát, đất…trên bề mặt vết nứt. Chú ý xử lý sạch sẽ vì những tạp chất này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng liên kết của keo epoxy và miệng vết nứt.
  • Có thể loại bỏ tạp chất bằng máy hút bụi và dùng thêm dung dịch làm sạch nếu cần thiết.

Bước 2: Tiến hành tiêm keo epoxy vào vết nứt.

  • Lắp đặt ống dẫn lên miệng vết nứt sau đó phun keo epoxy bằng máy bơm áp lực cao vào sâu bên trong vết nứt.
  • Xử lý vết nứt quá sâu bằng cách dùng ống bơm tiêm keo epoxy vào.
  • Có thể xử lý bề mặt vết nứt bằng cách cắt vết nứt với độ dây 10mm và rộng 20mm theo dạng chữ V. Sau đó tiến hành bơm keo epoxy để phủ kín, lấp đầy khe nứt.

Bước 3: Phù kín bề mặt vết nứt đã được xử lý bằng keo epoxy để bảo vệ bề mặt.

  • Công đoạn này tiến hành khi đã xử lý xong vết nứt bằng keo epoxy.
  • Dùng bạt, tôn lá…phủ che lại bề mặt vết nứt đã được xử lý nhằm tránh bụi bẩn, tác động từ bên ngoài khi keo chưa khô hẳn.
  • Niêm phong bề mặt bằng chất phủ Epoxy để keo nhanh đông cứng hơn.

2. Cách chống thấm sàn mái bê tông, sân thượng bị nứt bằng hỗn hợp xi măng và sika latex:

Biện pháp sử dụng hỗn hợp sika latex và xi măng cát để xử lý vết nứt cũng được áp dụng rộng rãi vì:

  • Vật liệu dễ tìm.
  • Giá thành rẻ.
  • Dễ thi công.

Quy trình xử lý thấm sân thượng bằng hỗn hợp sika latex và xi măng cát:

Bước 1: Chuẩn bị.

  • Chuẩn bị vật liệu: Sika latex TH, cát, xi măng đen hoặc trắng.
  • Dụng cụ: Chổi quét, bay và cọ lăn.
  • Chuẩn bị bề mặt: Loại bỏ bụi bẩn đất cát, vụn vữa, rong rêu…vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt cần chống thấm.

Bước 2: Tiến hành pha  hỗn hợp sika latex và xi măng cát.

  • Pha xi măng với nước và sika latex theo đúng hướng dẫn tỷ lệ pha của nhà sản xuất được in trên bao bì sản phẩm.
  • Phải đảm bảo hỗn hợp không quá lỏng, không quá sệt để tạo được liên kết tốt nhất.
  • Tránh pha xi măng, cát và sika latex cùng lúc.
  • Không pha một lượng lớn hỗn hợp cùng một lúc, nên chia nhỏ pha thành nhiều lần, quét hét phần đầu tiên mới trộn thêm phần thứ hai để tránh vữa để lâu bị khô, sẽ không có độ bám dính tốt.
  • Khi tiến hành trộn hỗn hợp nên thực hiện đều tay để có được hỗn hợp sánh mịn, dính đều nhất.

Bước 3: Tiến hành quét hỗn hợp đã pha vào bề mặt cần chống thấm.

  • Quét hỗn hợp lên bề mặt vết nứt bằng cách sử dụng con lăn.
  • Cần thực hiện đều tay, quét từ nhỏ đến rộng lan dần ra bên ngoài vết nứt.
  • Không nên quét quá nhanh rất dễ khiến cho lớp chống thấm dày mỏng không đều, hoặc là quá dày, quá mỏng.
  • Chia làm 2 lần quét lớp chống thấm nhằm đảm bảo hiệu quả bám dính cao hơn. Để khô.
  • Sau đó trám vá và tô trát phẳng vết nứt đã quét chống thấm ở trên.
  • Để khô 4 giờ. Trong quá trình để khô nếu thời tiết quá nóng nên dùng bao, tôn lá…để che lại. Tránh lớp chống thấm khô quá nhanh sẽ không đảm bảo được liên kết tốt.
  • Tiến hành nghiệm thu.
cách chống thấm sân thượng

3. Cách chống thấm sân thượng bị nứt bằng Sika Latex, Sikalastic 110:

Phương pháp này bao gồm sikalastic 110 và hỗn hợp xi măng cát + sika latex. Cũng được ứng dụng phổ biến để xử lý vết nứt bê tông.

Quy trình tiến hành chống thấm sàn mái bê tông bằng sikalastic và sika latex:

Bước 1: Chuẩn bị.

  • Vật liệu chống thấm: sikalastic 110, xi măng, cát, sika latex.
  • Dụng cụ hỗ trợ: Chổi, con lăn, máy khoan, máy đục, máy hút bụi…
  • Chuẩn bị bề mặt vết nứt: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt xung quanh vết nứt, loại bỏ bụi bẩn tạp chất bên trong vết nứt.

Bước 2: Tiến hành thi công.

  • Trước khi thi công cần làm ẩm bề mặt sân thượng, vết nứt.
  • Tiến hành phun/lăn quét sơn lót sikalastic 110 trên bề mặt của vết nứt và xung quanh vết nứt. (cách pha được in trên bao bì sản phẩm).
  • Để khô lớp thứ 1, tiến hành quét lớp thứ 2, 3 thực hiện như cũ.
  • Tiến hành quét vữa xi măng cát + sika latex phủ bên trên lớp sơn lót sikalastic 110. (cách pha vữa xi măng cát + sika latex như phần 2 phía trên).
  • Tiến hành xoa nền tạo độ bằng phẳng, để khô.
  • Nghiệm thu bằng cách ngâm thử với nước. Sau đó là tiến hành phun phụ gia chống thấm là đã hoàn thiện công trình rồi.
  • Có thể thực hiện lát gạch lên trên bề mặt sân thượng đã chống thấm.

Trên đây là tất cả các cach chong tham san mai be tong, sân thượng tại nhà bạn có thể áp dụng. Thật đơn giản phải không nào. Nếu bạn có nhu cầu liên hệ với thợ chống thấm chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay tại  0387.12.12.39 – 0387.13.13.39 Xem thêm chi phí chống thấm ở bên dưới nhé!

Tổng đài điện nước CHUYÊN GIA CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG UY TÍN:

Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực chống thấm, Tổng đài điện nước tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm uy tín hàng đầu hiện nay.

Khi lựa chọn dịch vụ chong tham san thuong của chúng tôi, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích chuẩn xác sau đây:

  • Các nguyên nhân gây thấm dột sẽ được khảo sát chính xác để đưa ra giải pháp chống thấm hiệu quả nhất cho sân thượng nhà bạn.
  • Đảm bảo thi công chống thấm đúng tiến độ không gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình.
  • Chống thấm chuyên nghiệp, hạn chế tối đa việc đục đẻo, gây mất trật tự hay thẩm mỹ.
  • Áp dụng kỹ thuật chống thấm sàn mái bê tông mới nhất cho hiệu quả chống thấm triệt để, độ bền lên đến 20 năm.
  • Chi phí dịch vụ chống thấm sàn mái hợp lý, tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
  • Bảo hành dịch vụ lâu dài, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/24.

Tất cả sẽ khiến quý khách hàng hài lòng, không nói miệng, mọi thực tế sẽ được chứng minh qua chất lượng chống thấm mà chúng tôi thi công. Đảm bảo ngôi nhà của bạn sẽ luôn an yên và như mới.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BETEAM
Địa chỉ: 
Số 66, Đường N1, Phường Thống Nhất, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Hotline: 
0387.12.12.39 – 0387.13.13.39