Để bảo vệ sức khoẻ cần vệ sinh 3 vị trí này bạn đã biết chưa?
Theo quan niệm của ông bà xưa giữ vệ sinh nhà cửa gọn gàng sạch sẽ mang lại cảm giác thoải mái, năng lượng tràn trề, làm tăng phúc khí cho gia đình.Trong bối cảnh hối hả, xô bồ việc bắt kịp với thời gian để hoàn thành công việc hằng ngày cũng là một điều quá tuyệt vời. Con người nhiều lúc cũng phải làm việc như một cổ máy dễ quên đi việc chăn sóc sức khoẻ cho mình và gia đình. Để duy trì cuộc sống ngày càng tốt hơn thì không gian sống phải đảm bảo luôn sạch sẻ, điều này ảnh hưởng đến tinh thần và sức khoẻ của bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu 3 vị trí cần cẩn thận khi vệ sinh nhà cửa để bảo vệ sức khoẻ tốt cho nhà bạn, qua bài viết này của Vệ sinh nhà cửa Kiến Thợ.
I. Vệ sinh khu vực phòng thờ
Phòng thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi con cháu thể hiện lòng biết ơn, và nhớ về nguồn cội. Trong tính ngưỡng của người Việt Nam ban thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên có ý nghĩa vô cùng quang trọng. Muốn gia đạo bình an sống khoẻ mạnh nên chú ý vệ sinh khu vực này tránh để bụi bẩn l Việc lau dọn ban thờ là điều cần thiết và được làm cẩn thận, nghiêm túc. Nếu không làm đúng sẽ phạm đến tâm linh có thể ảnh hưởng đến gia đạo, vận may và sức khoẻ của gia đình.
1. Khi nào nên lau dọn bàn thờ?
Ban thờ thường được lau dọn vào các ngày đặc biệt như ngày rằm, ngày giỗ hay ngày Tết, hầu hết các gia đình hay lau dọn ban thờ sạch sẽ trước một ngày để thắp nén hương bày tỏ lòng tôn kính với gia tiên của mình. Họ luôn quan niệm rằng ông bà tổ tiên của họ luôn muốn con cháu phải hiếu thảo nên họ bày tỏ lòng tưởng nhớ của mình qua cách chăm chút, kỹ càng ban thờ vào những ngày đặc biệt.
Nếu là người tin vào phong thuỷ thì họ sẽ chọn ngày phù hợp để vệ sinh ban thờ, vì theo phong thuỷ ngày tốt sẽ tẩy sạch hết tà khí trong gia đình, như vậy dễ tài lộc vượng khí, xin gì được nấy, nhận được nhiều phước lành hơn.
2. Vệ sinh ban thờ như thế nào cho đúng để không phạm đến tâm linh?
Để bày tỏ lòng thành kính người lau dọn ban thờ cần tắm rửa sạch sẽ, quần áo chỉnh tề, ngay ngắn. Ngoài ra trước khi bắt tay dọn dẹp nên thắp hương xin phép tổ tiên.
Nên tỉa bớt chân hương khi dọn dẹp chỉ để lại 3,5,7,9 chân nhằm mục dích giúp ban thờ giảm bớt bụi từ tàn hương bay ra và tránh cháy lan bát hương gây hoả hoạn. Những chân hương được tỉa ra phải đem đi hoá rồi bỏ bào gốc cây.
Bát hương và đồ vật trên ban thờ cũng phải được lau bằng khăn sạch rượu gừng, nước ấm hoặc nước chuyên dùng phù hợp với chất liệu của từng món đồ. Mọi thao tác lau dọn phải cẩn thận và tỉ mĩ tránh làm xê dịch bát hương.
Cuối cùng khi việc lau chùi ban thờ hoàn thành sạch sẽ nên thắp nén hương báo cáo công việc xong xuôi để mời gia tiên an vị.
II. Vệ sinh phòng ngủ sạch bảo vệ sức khoẻ
Phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi của con người sau một ngày làm viêc. Theo nghiên cứu thì con người ta mất 1/3 thời gian trong một ngày của mình để ngủ. Vì vậy nếu có được giấc ngủ ngon, giấc ngủ sâu để nạp năng lượng cho ngày mới thì cần phải có không gian ngủ sạch sẽ, thơm tho, như thế mới tạo ra được cảm giác thoải mái khi nằm ngủ.
1. Phòng ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ
Phòng ngủ dơ sẽ gây ra một số bệnh như viêm da, bệnh đường hô hấp, nguyên nhân là do bụi bẩn từ môi trường bên ngoài và diệt tiết cơ thể con người gây ra, cụ thể như sau:
- Nguyên nhân từ con người: Như bạn biết cơ thể con ngươi khi ngủ thường bài tiết ra một số chất từ tuyến mồ môi, tuyến nước bọt, đương nhiên những chất này ở dạng lỏng sẽ thấm vào chăn gối tích tụ lâu ngày sẽ sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn gây hại cho da và các bộ phận khác ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài: Các chất gây dị ứng do bụi bẩn từ môi trường bên ngoài bay vào và bám lên rèm cửa sổ, giường chiếu, tủ quần áo gây ra dị ứng ảnh hưởng đến đường hô hấp đăc biệt là người già và trẻ nhỏ những người có sức đề kháng yếu.
2. Muốn bảo vệ sức khoẻ gia đình cần vệ sinh phòng ngủ như thế nào?
Muốn bảo vệ sức khoẻ gia đình tốt bạn cần phải thường xuyên dọn dẹp phòng ốc thất sạch sẽ theo trình tự để đảm bảo tiết kiệm thời gian,công sức và hiệu quả công việc.
- Trước tiên: Cần tháo gỡ hết rèm cửa đưa ra giặt, hút và dùng khăn lau sạch bụi bám trên cửa sổ như vậy giúp thông thoáng phòng ngủ hơn.
- Sắp xếp và loại bỏ: Những thứ không cần thiết cần loại bỏ để mở rộng không gian và dễ dàng vệ sinh khi cần thiết.
- Vệ sinh giường chiếu: Chăn, ga, gối nên được thay định kỳ tuần 2 lần và đưa ra giặt thật sạch để loại bỏ những vi khuẩn gây hại. Riêng nệm cần phải được phơi dưới ánh nắng tầm 3 đến 4 tiếng để đảm bảo tiêu diệt được nấm mốc giúp giảm nguy cơ dị ứng cho cơ thể.
- Quét dọn giường, gầm giường, tủ: Giường, gầm giường và tủ thường là nơi có rất nhiều bụi bẩn, khi sử dụng quạt, gió sẽ đẩy các thứ nhẹ như: bụi bẩn, rác, tóc và lông thú cưng bay xuống bám lại ở giường, gầm giường, tủ rất nhiều cặn bẩn. Ta nên dùng chổi hoặc máy hút bụi để loại bỏ hết bụi bám lên thành giường, thành tủ và sàn nhà.
- Cuối cùng: Lau sạch mặt sàn nhà bằng nước lau chuyên dùng hoặc hổn hơp tự pha để lau lại sàn nhà cho sạch bóng. Vệ sinh phòng ngủ thường xuyên không chỉ để bảo vệ sức khoẻ và giấc ngủ của bạn mà còn hình thành thói quen duy trì lối sống lành mạnh.
III. Vệ sinh nhà bếp để hạn chế nhiễm bệnh
Trong tiềm thức của người Việt Nam thì phòng bếp là không gian ấm cúng nhất, đây là nơi giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, nơi gắn kết yêu thương của mọi thành viên trong mỗi bữa cơm. Không những thế gian bếp là nơi thoả sức đam mê, phát triển nghệ thuật ẩm thực của nhiều người. Ở đây nó thường xuyên phải tiếp xúc với các nguồn thực phẩm tươi sống nên tạo cơ hội cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sản. Nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn gia đình.
1. Vệ sinh bếp đúng cách để bảo vệ sức khoẻ nhà bạn
Vệ sinh bếp đúng cách cũng là một thao tác quan trọng khi làm vệ sinh. Việc vệ sinh không đúng cách sẽ không đem lại hiệu quả không như mong muốn, và tốn của bạn rất nhiều thời gian. Bạn nên làm theo thứ tự và có một quy trình cơ bản trước như sau:
- Sắp xếp các vật dụng: Các vật dụng trong bên nên được phân loại, sắp xếp gọn gàng, để đúng vị trí như vậy sẽ giúp bạn tiện sử dụng khi cần và khi vệ sinh.
- Loại bỏ hết rác thải: Rác thải nhà bếp là nơi trú ngụ rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ, chúng được sản sinh ra qua các chất thải, từ nguồn thực phẩm tươi sống và thức ăn dư thừa nên sẽ có mùi hôi thối, tạo điều kiện cho các loại côn trùng như kiến, gián xâm nhập gây lây chéo nguồn bệnh.
- Lau chùi bếp nấu: Vì thường xuyên xào, rán đồ ăn nên khó tránh khỏi việc văng bắn dầu mỡ lên mặt bếp.Vết bẩn lâu ngày sẽ tích tụ dày lên và cứng đầu hơn, do đó bạn nên lau chùi mặt bếp thường xuyên để không có chỗ cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh bồn rửa: Bồn rửa không chỉ được sử dụng để sơ chế thực phẩm trước khi nấu mà còn để rửa ché đĩa nên sẽ đọng lại rất nhiều cặn bẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Bạn nên vệ sinh bồn rửa sạch sau khi sử dụng để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
2. Những đồ dùng cần thay mới và vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ
Trong nhà bếp có một số đồ dùng sau một quá trình sử dụng sẽ không còn đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, bạn nên kiểm tra vệ sinh thật sạch hoặc thay mới. Dưới đây là một số đồ dùng bạn nên chú ý tới:
- Thớt gỗ: Thớt là dụng cụ cơ bản trong nhà bếp, thớt tiếp xúc trực tiếp đến các loại thức phẩm tươi sống như: tôm, cua, cá, thịt, vì nguyên liệu của thớt được làm bằng gỗ nên rửa lâu ngày nước ngấm vào thớt gây ra ẩm mốc. Bạn nên thay thớt mới theo định kỳ 6 tháng 1 lần, không sử dụng chung thớt thái đồ chính và thớt thái đồ sống tránh lây chéo ký sinh trùng nhằm bảo vệ sức khoẻ toàn diện.
- Đũa ăn: Thường trong gia đình mọi người thường lựa chọn loại đũa tre, hoặc đũa gỗ vì nó dễ gắp khi ăn. Nhưng hai loại đũa này sau một thời gian dài sử dụng trong điều kiện ẩm ướt không được phơi khô hay sấy kĩ rất dễ gây ra nấm mốc. Bạn cần thường xuyên xử lý đũa bằng cách cho vào nồi nước đun sôi, sau đó phơi đũa dưới ánh nắng cho đến khi khô. Nên thay mới đũa theo định kỳ khoảng 4 tháng 1 lần để bảo vệ sức khoẻ an toàn tuyệt đối.
- Miếng rửa chén: Miếng rửa chén vật dụng ai cũng nghĩ nó vô hại, nhưng thực chất nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nhất, nó chứa vô số vi khuẩn gây hại thông qua việc chúng ta rửa chén bát có dính đồ ăn thừa hằng ngày, đôi khi là đồ ăn đã bị ôi thiu, nhưng lại chủ quan không giặt rửa và khử khuẩn cẩn thận sau những lần sử dụng. Vi khuẩn hình thành và sản sinh ra từ những lần như thế nó bám vào đồ dùng khác, rồi trực tiếp được đưa vào cơ thể khi chúng ta ăn uống. Các chuyên gia họ khuyên chúng ta nên thay miếng rửa chén thường xuyên, ít nhất là 1 tháng 1 lần để tránh vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
IV. Lau chùi nhà vệ sinh sạch sẽ
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên bị ẩm ướt, đây là điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển gây ra mùi hôi khó chịu. Việc thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh dơ nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình.
1 Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh như thế nào?
Để việc vệ sinh được thuận tiện và an toàn, bạn nên chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết như sau:
- Nước vệ sinh chuyên dùng tẩy rửa
- Bàn chải vệ sinh
- Khăn lau
- Găng tay bảo hộ
2. Những đồ vật cần lau chùi vệ sinh để bảo vệ sức khoẻ
- Lavabo: Lavabo hay còn gọi là bồn rửa mặt. Đây là vị trí được sử dụng nhiều trong nhà vệ sinh nên rất dễ bị đóng cặn bẩn, ố vàng, vi khuẩn nó nằm ở đó. Thường xuyên vệ sinh lau chùi để vi khuẩn không gây hại được hình thành làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Bồn cầu: Bồn cầu nhà vệ sinh là nơi có tần suất lớn về nhu cầu sử dụng, nó chứa rất nhiều vi khuẩn có hại mà bằng mắt thường con người không nhìn thấy được. Bạn nên thường xuyên vệ sinh bồn cầu bằng nước dung dịch có chất tẩy rửa và diệt khuẩn mạnh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, như vậy mới bảo vệ được sức khoẻ an toàn.
- Sàn nhà vệ sinh: Sàn nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước từ các khu vực bắn ra khi sử dụng nên. Nó thường hay bị đọng lại các vết bẩn ở mặt sàn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Việc vệ sinh qua loa không loại bỏ và tẩy sạch hết các vết bẩn đó nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dùng để hổ trợ bạn.
Lưu ý: Cần sử dụng đúng dung dịch chuyên dụng để bảo vệ tuổi thọ của các thiết bị nhà vệ sinh được.
Việc vệ sinh nhà luôn cần phải tỉ mỉ vì nếu chỉ làm qua loa thì không đem lại hiệu quả như mong muốn.Trên đây là những chia sẽ nhỏ mà Dịch vụ vệ sinh nhà Kiến Thợ chia sẻ tới bạn, hy vọng sẽ giúp được bạn có kinh nghiệm khi dọn nhà và nâng cao cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Nếu bạn không đủ kiên nhẫn và thời gian để làm những việc này hãy lên hệ dịch Vệ sinh nhà sạch Kiến Thợ theo hotline: 0362.915.913.Với nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi đầy đủ kinh nghiệm và thiết bị dụng cụ có thể tự tin hỗ trợ bạn tốt nhất.
V. Ưu Đãi Cuối Năm Đặc Biệt.
Đặt lịch ngay hôm nay để nhận ngay ưu đãi giảm giá lên đến 25%! Đừng bỏ lỡ cơ hội để chuẩn bị một ngôi nhà sạch đẹp, thoáng đãng cho năm mới an khang, thịnh vượng.
Hãy để chúng tôi giúp bạn nhẹ gánh lo toan cuối năm, mang lại không gian sống trọn vẹn yêu thương
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN KIẾN THỢ
- Chuyên: Cung cấp dịch vụ chuyển nhà trọn gói, chuyển văn phòng, công ty, nhà trọ trọn gói. Sữa chữa, thay thế, bảo trì bảo hành hệ thống điện dân dụng và điện lạnh, dịch vụ vệ sinh nhà cửa trọn gói, theo giờ với chất lượng tốt nhất
- Địa chỉ: 380 Huỳnh Văn Lũy, KP3, Phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuvesinhtrongoikientho
- Fanpage 01: https://www.facebook.com/chuyennhagiaredongnai247
- Fanpage 02: https://www.facebook.com/dichvuchuyennhatrongoibienhoa/
- Fanpage 03: https://www.facebook.com/chuyenhatrongoikientho/
- Fanpage 04: https://www.facebook.com/tongdaidiennuoc/
- Google Map: https://maps.app.goo.gl/kdcQBdXof4Wokjtf7
- Website: https://tongdaidiennuoc.com/
- Hotline: 0362.915.913
- Email: chuyennhatrongoikientho@gmail.com
Nếu muốn biết thêm nhiều mẹo vặt hoặc dịch vụ dọn dẹp bạn có thể xem thêm các bài viết sau của chúng tôi:
Mẹo vặt vệ sinh nhà cửa bằng nguyên liệu nhà bếp